Lịch sử Thiên hà Chong Chóng

Vị trí của M101 trong Đại Hùng.

Pierre Méchain, người khám phá ra NGC 5457, miêu tả nó là "một tinh vân không có ngôi sao, rất tối và đẹp, đường kính rộng khoảng 6' đến 7', nằm giữa tay trái của Mục Phu và đuôi của Đại Hùng. Nó rất khó phân biệt dưới ánh sáng của đường phố."[7]

William Herschel ghi chú trong năm 1784 rằng " NGC 5457 trong kính viễn vọng phản xạ 7, 10, và 20 feet của tôi hiện lên một vết vằn giống của tinh vân; vì vậy tôi mong kính viễn vọng hiện tại của tôi có lẽ sẽ phân biệt được các ngôi sao nhìn thấy mà tôi cho rằng chúng nằm trong."[7]

Huân tước Rosse quan sát NGC 5457 qua kính thiên văn phản xạ Newton 72-inch trong nửa cuối thế kỉ 19. Và lần đầu tiên ông đã chú ý đến cấu trúc xoắn ốc của M101 và vẽ phác họa một số hình ảnh về nó.[7]

Để quan sát được cấu trúc xoắn ốc trong các dụng cụ hiện đại đòi hỏi chúng phải khá lớn, quan sát trong bầu trời tối với một kính mắt nhỏ định hướng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên hà Chong Chóng http://nedwww.ipac.caltech.edu/ http://nedwww.ipac.caltech.edu/cgi-bin/nph-objsear... http://adsabs.harvard.edu/abs/1979A&A....72...73C http://adsabs.harvard.edu/abs/1992A&AS...93..211F http://adsabs.harvard.edu/abs/1993A&AS..100...47G http://adsabs.harvard.edu/abs/2000ApJ...543..178G http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-id?Ident=M10... http://apod.nasa.gov/apod/ap090414.html http://www.nersc.gov/news-publications/science-new... http://ryutao.main.jp/english/st2k_m101_mt200.html